Lịch sử phát triển Tái chế

Nguồn gốc

Tái chế là việc có từ rất lâu đời trong nhân loại, từ xa xưa con người đã biết tận dụng nguồn nguyên liệu bỏ đi để có thê tái sử dụng như trong thời tiền sử con người có thể sử dụng xương động vật chết đi để làm trang sức hay trong thời phong kiến con người có thể sử dụng lại nguồn sắt thép để tái sử dụng. Việc tái chế chất thải đã được Plato ghi lại từ lâu trước công nguyên cụ thể là vào năm 400 trước công nguyên.[4]

Khảo cổ học đã có những phát hiện quan trọng trong việc chứng minh rằng tái chế có từ rất lâu. Người ta đã phát hiện vào thời kì mà vật liệu khang hiếm con người có xu hướng tận dụng nguồn nguyên liện hơn bằng chứng cho thấy thải ít chất thải ra môi trường hơn (ví dụ như tro, dụng cụ bị hỏng, và đồ gốm), điều này ám chỉ rằng chất thể có thể tái sử dụng trong suốt quá trình khan hiếm vật liệu đó.

Trong thời kì tiền cuộc cách mạng công nghiệp, có nhiều bằng chứng cho thấy đồng và các kim loại phế liệu khác đã được thu thập lại để tái sử dụng. Công việc tái chế giấy được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1031 ở Nhật Bản khi mà các cửa hàng khước từ việc bán giấy [5]. Tại Vương quốc Anh, tro và bụi từ các vụ cháy rừng hoặc gỗ được thu thập lại bởi những người hốt rác và sử dụng như một loại vật liệu cơ bản để sản xuất gạch.[5] Lợi thế kinh tế việc tái chế chất thải là nguồn nguyên liệu rẻ tiền hơn nguyên liệu thô, cũng như việc dư thừa chất thải ở khu vực đông dân cư. Năm 1813 Benjamin Law đã phát triển công nghệ để biến vụn bánh mì thành các loại sợi len ở Batley, Yorkshire. Công nghệ này là sự kết hợp của sợi nhân tạo và sợi tự nhiên (ví dụ như lông cừu). Nhờ công nghệ này mà ngành công nghiệp có liên quan tới tái chế này được phát triển rộng rãi ở West Yorkshire mà điển hình là 2 công ty Batley và Dewsbury từ cuối thế kỉ 19 đến nhừng năm 1914 của thế kỉ 20.

Vào thời kì công nghiệp hóa đã thúc đẩy nhu cầu về vật tư, làm vật tự khan hiếm, giá cả ngày càng đắt đỏ, khoảng thời gian đó ngoại trừ giẻ rách, thì mọi thứ đều được tái sử dụng vì chúng rẻ hơn mua quặng mới. Một trong những ngành kinh tế thu mua nhiều phế liệu nhất ngành đường sắt, công nghệ thép và ô tô, việc thu mua phế liệu được tiến hành từ thế kỉ 19 và ngày càng gia tăng vào đầu thế kỉ 20. Nhiều hàng hóa đã qua sử dụng được thu gom, xử lý và bán lại điều này đã làm giảm một lượng đáng kể rác ở những bãi tập trung, đường phố. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, ngành công nghiệp tái chế ngày càng phát triển tại Mỹ, việc thu gom vật liệu sau khi sử dụng để tái chế được thực hiện bởi bàng ngàn người.[6]

Việc tái chế chai nước đã đem lại một khoản tiền khổng lồ cho các nhà máy tại Anh và Ireland vào năm 1800, đặc biệt đối với Schweppes.[7] Hệ thống hoàn tiền sau khi tái sử dụng được thiết lập ở ngân hàng Thụy Sĩ vào năm 1884, một trong những phát minh có ảnh hưởng đối với ngành giải khát và tái chế là lon kim loại ra đời vào năm 1982. Nững đạo luật về tái chế đã được ban hành dẫn đến việc tái chế được sử dụng nâng cao, người ta ước tính trung bình chai thủy tinh có thể sử dụng đến 20 lần.

Trong thời kì chiến tranh

Sự phát triển của ngành công nghiệp hóa học đã dẫn đến nhiều loại vật liệu mới ra đời vào cuối thế kỉ 19, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp vật liệu điều kiện quan trọng cho việc phát minh nhiều loại sản phẩm mới trên thị trường. Nhiều sản phẩm đã được tạo ra điển hình như người ta có thể tạo ra sợi từ rơm, chứng tỏ bất kì thứ gì điều có thể có giá trị của nó và mọi thứ điều được tận dụng nếu biết nó áp dụng cho có giá trị.[8]Tái chế là vấn đề nổi bật trong chiến tranh thế giới thứ 2. Trong quá trình của cuộc chiến thì những hạn chế của vấn đề tài chính cộng với sự khan hiếm nguồn nguyên liệu một cách trầm trọng đã thúc đẩy các quốc gia đẩy mạnh vấn đề tái sử dụng vật liệu và hàng hóa.[8] Các nguồn nguyên liệu cần thiết cho việc sản xuất vũ khí thiếu thốn do đó người ta sử dụng tái chế lại các vũ khí hư cũ để có thể sử dụng lạị. Việc cân bằng giữa vật liệu sản xuất cho đời sống và chiến tranh cần mọt nguồn nguyên liệu dồi dào mà giai đoạn này rất khan hiếm.[9] Tuy nhiên một lượng khổng lồ các vật liệu đã qua sử dụng trong chiến tranh như quần áo, vỏ súng đạn… điều này khuyến khích người dân sử tận dụng lại nguồn nguyên liệu này để phục vụ tối đa cho đời sống trong giai đoạn khó khăn. Việc tận dụng nguồn nguyên liệu này tức là tạo nguồn sức mạnh hơn cho cuộc chiến, thúc đẩy cơ hội chiến thắng. Nhận thấy điều này các chính phủ kêu gọi người dân hiến kim loại và tận dụng lại nguồn vật liệu như một hành động yêu nước.

Sau chiến tranh

Vào năm 1970 nguồn nguyên liệu năng lượng ngày càng khan hiếm, bắt buộc phải có một lượng đầu tư đáng kể trong việc tái chế chất thải.[10] Đối với nhôm việc tái chế chỉ đồi hỏi 5% nguồn năng lượng cần thiết cho việc sản xuất mới. Các nguồn nguyên liệu khác như thủy tinh, giấy và kim loại khác ít tiết kiệm năng lượng hơn nhưng vẫn là một con số đáng kể.[11]

Việc tiêu dùng các mặt hàng điện tử như Ti vi đã phổ biến từ đầu những năm 1920 nhưng phải đến năm 1991 người ta mới bắt đầu quan tâm việc tái chế. Tiến trình tái chế chất thải đầu tiên được thực hiện ở Thụy Sĩ bắt đầu bằng việc thu mua các tủ lạnh hư cũ, dần dần mở rộng ra đối với tất cả các thiết bị. Nếu việc tái chế chất thải điện tử này không được lên kế hoạch thì các quốc gia phải đối mặt với lượng rác thải khổng lồ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Một cách giải quyết tiêu cực được tiến hành là xuất khẩu rác thải sang các nước không phát triển, nhằm giảm chi phí tái chế. Nhu cầu về chất thải điện tử ở Châu Á ngày càng tăng khi người ta nhận thấy có thể chiết xuất các loại vật liệu có giá trị như đồng, bạc, sắt, silicon, niken và vàng trong quá trình tái chế. Vào những năm 2000 việc gia tăng một các nhanh chóng của chất thải, đặc biệt đối với Châu Âu vào những năm 2002 là khu vực có lượng rác thải công nghệ cao nhất.[12]

Theo số liệu thống kê vào năm 2014 thì Liên minh Châu Âu chiếm 50% thị phần toàn cầu trong công nghiệp xử lý và tái chế chất thải, với hơn 60.000 công ty sử dụng 500.000 người, doanh thu là 24 tỷ Euro. Các quốc gia ở Châu Âu có tỉ lệ tái chế ở mức trung bình là 39%, một số nước có tỷ lệ tái chế đạt 65% vào năm 2013.[12]